"Đừng bao giờ đi ăn một mình."
Nguyên tắc đi ăn bàn công việc thực ra cũng dựa một phần từ một nghiên cứu khoa học liên quan tới sự ăn.
Nghiên cứu đó bảo, khi ăn thì con người ta ở trạng thái thoải mái nhất. Đó là tâm lý đã được quy định trong gen từ xa xưa, khi loài người luôn phải đấu tranh sinh tồn, và chỉ có thể ăn ở nơi an toàn. Việc ăn chung cũng giúp tăng sự gắn kết giữa người với người mạnh hơn nhiều so với các hình thức xã giao khác.
Lấy chuyện ở công ty mình chẳng hạn.
Mỗi giờ ăn trưa đều là giờ nhộn nhịp và thực sự thân thiện đến ấm cúng. Công ty có cái góc bếp nhỏ, tầm trên 10 mét vuông để ngồi ăn trên những cái bàn xếp học sinh. Ai gọi cơm ngoài thì gọi giao ở công ty, ai mang cơm nhà thì cứ bày biện tự túc. Công ty gần ba mươi mấy người thì cũng ráng mà nhét vào đó nên có chật tí cũng vui; bữa cơm hiếm khi trầm lặng (tất nhiên trừ mấy lúc công ty vắng do nghỉ phép).
Chuyện trong bữa cơm không bao giờ thiếu. Dạo này thì toàn bàn Tết thôi. Mà nói Tết thì không nhớ gì bằng nhớ cơm gia đình ngày Tết. Thời này no đủ, gì cũng có. Thịt thà không thiếu, dưa hành không phải tới Tết mới được ăn. Vậy mà cũng thèm cơm trắng má nấu, thịt mỡ má kho, dưa kiệu má làm. Nghĩ thôi là ngửi được. Ngửi được là thấy nôn nao.
Bởi có đi xa nhà mới thấy quý cái Tết.
Bởi có đi xa nhà mới thấy mình nhớ cơm nhà.
Bởi…
"Giang hồ mình là giang hồ vặt,---------------------------------------------------------------------------
Nghe chút hơi cơm cũng nhớ nhà."
~ Thơ Phạm Hữu Quang.
http://karmiphuc.com
Hơi Cơm Nhà
"Đừng bao giờ đi ăn một mình."
Nguyên tắc đi ăn bàn công việc thực ra cũng dựa một phần từ một nghiên cứu khoa học liên quan tới sự ăn.
Nghiên cứu đó bảo, khi ăn thì con người ta ở trạng thái thoải mái nhất. Đó là tâm lý đã được quy định trong gen từ xa xưa, khi loài người luôn phải đấu tranh sinh tồn, và chỉ có thể ăn ở nơi an toàn. Việc ăn chung cũng giúp tăng sự gắn kết giữa người với người mạnh hơn nhiều so với các hình thức xã giao khác.
Lấy chuyện ở công ty mình chẳng hạn.
Mỗi giờ ăn trưa đều là giờ nhộn nhịp và thực sự thân thiện đến ấm cúng. Công ty có cái góc bếp nhỏ, tầm trên 10 mét vuông để ngồi ăn trên những cái bàn xếp học sinh. Ai gọi cơm ngoài thì gọi giao ở công ty, ai mang cơm nhà thì cứ bày biện tự túc. Công ty gần ba mươi mấy người thì cũng ráng mà nhét vào đó nên có chật tí cũng vui; bữa cơm hiếm khi trầm lặng (tất nhiên trừ mấy lúc công ty vắng do nghỉ phép).
Chuyện trong bữa cơm không bao giờ thiếu. Dạo này thì toàn bàn Tết thôi. Mà nói Tết thì không nhớ gì bằng nhớ cơm gia đình ngày Tết. Thời này no đủ, gì cũng có. Thịt thà không thiếu, dưa hành không phải tới Tết mới được ăn. Vậy mà cũng thèm cơm trắng má nấu, thịt mỡ má kho, dưa kiệu má làm. Nghĩ thôi là ngửi được. Ngửi được là thấy nôn nao.
Bởi có đi xa nhà mới thấy quý cái Tết.
Bởi có đi xa nhà mới thấy mình nhớ cơm nhà.
Bởi…
"Giang hồ mình là giang hồ vặt,---------------------------------------------------------------------------
Nghe chút hơi cơm cũng nhớ nhà."
~ Thơ Phạm Hữu Quang.
http://karmiphuc.com